Theo một số thử nghiệm cho thấy các loại tẩy tế bào chết cơ học chỉ làm sạch bề mặt da bên trên và dễ làm tổn thương đến làn da đang bị mụn yếu đuối. Vì vậy để chọn giải pháp an toàn hơn cho làn da này, các thương hiệu mỹ phẩm đã cho ra dòng tẩy tế bào chết vừa có công dụng làm sạch lớp da chết tận sâu dưới lỗ chân lông mà vừa hỗ trợ điều trị mụn. Nhưng những thành phần tẩy tế bào chết hóa học này có rất nhiều dạng, nồng độ và tác dụng trên da khác nhau. Vì vậy, để lựa chọn loại nào là tốt nhất cho làn da của bạn thì hãy cùng Boshop tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Tẩy tế bào chết hóa học thực chất đều có thành phần chiết xuất từ các loại Axit. Chúng hoạt động theo cơ chế làm mịn da bằng cách hòa tan lớp dầu thừa, tế bào chết và bụi bẩn bám trên bề mặt da. Không cần đến thao tác kỳ cọ như khi sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý nhưng vẫn có thể tách lớp bẩn ra khỏi da tương tự. Ưu điểm của tẩy tế bào chết hóa học là có Khả năng tác động đến sự tái sinh da ở cấp độ tế bào. Chúng thấm vào biểu bì và thúc đẩy việc sản sinh tế bào da mới. Chính vì vậy, sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học còn mang lại làn da non mịn, sáng bóng.
Nếu như chỉ là mụn đầu đen hoặc mụn cám bình thường thì các chị có thể chọn cách tẩy da chết bình thường như dùng bột yến mạch, cám gạo, mật ong,...hoặc các sản phẩm tẩy da chết dạng hạt loại này được gọi là tẩy da chết cơ học. Nhưng nhược điểm lớn nhất của dạng này là có hạt to dễ làm tổn thương các nốt mụn và dẫn đến tình trạng mụn lây lan nhiều hơn.
Hơn thế nữa là tình trạng da mụn tương đối nặng có nhiều mụn viêm sưng đỏ nhiều vùng. Với tình trạng này nếu các bạn sử dụng cách tẩy da chết cơ học sẽ vô tình làm cho những nốt mụn bị tổn thương và khiến cho tình trạng mụn càng nặng thêm hơn nữa. Vì thế đối với tình trạng mụn nặng thì nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết cho da mụn thường ở dạng lỏng, lotion với những dạng này được gọi là tẩy da chết hoá học. Không chỉ giúp loại bỏ tế bào chết, những thành phần trong tẩy tế bào chết hóa học còn có khả năng giảm thiểu tình trạng mụn, hỗ trợ loại bỏ thâm mụn, cải thiện đáng kể các nếp nhăn và làm căng mịn da.
Lợi ích đầu tiên mà việc tẩy da chết mang lại đó là giúp lỗ chân lông thoáng sạch, đối với những nàng da khô hay da mụn thì việc tẩy da chết lại càng cần thiết và nên được thực hiện đều đặn hàng tuần. Điều này là bởi việc tẩy da chết sẽ giúp lấy đi những tế bào da thừa, những tế bào da này có thể gây bít tắc lỗ chân lông và gây ra tình trạng mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen.
Tẩy tế bào chết hóa học có một số dạng phổ biến là AHA, BHA, LHA và PHA tùy theo tính chất và nồng độ của từng loại đồng thời căn cứ vào mức độ tình trạng mụn viêm trên da mà lựa chọn tẩy tế bào chết hóa học thích hợp.
Tất cả những dạng này đều hoạt động theo nguyên lý chung là khi tác động vào da khiến cấu trúc bề mặt trên cùng của lớp sừng bị phá vỡ, giúp loại bỏ các tế bào chết bị tổn thương, thúc đẩy sản sinh tế bào mới. Tuy nhiên, các thành phần lại có khá nhiều điểm khác biệt, chính điều đó sẽ gây ra nhiều lầm tưởng nếu bạn không hiểu đúng về sản phẩm.
+ Nguồn gốc của AHA: Đầu tiên xin được lí giải AHA là chữ viết tắt của Alpha Hydroxy Acid có nguồn gốc từ trái cây và sữa, là một dạng acid gốc nước có trong trái cây hoặc sữa bao gồm Lactic Acid từ sữa, Glycolic Acid từ mía, Malic Acid từ lê và táo, và Citric Acid từ cam và chanh.
+ Loại da phù hợp: AHA được đánh giá dễ tan trong nước. Vì vậy, đây có thể được xem là lựa chọn tối ưu cho da khô hoặc da mụn nhạy cảm, da lão hóa, da xỉn màu hay không đều màu.
+ Công dụng chính: AHA hoạt động trên bề mặt da chứ không đi sâu vào lỗ chân lông, giúp bảo vệ và tăng cường sự phát triển về độ dày của biểu bì, nâng cao chất lượng của các sợi elastin và collagen nhờ đó, da sẽ trẻ khỏe hơn gấp nhiều lần. Ngoài ra, AHA còn tăng khả năng dưỡng ẩm bằng cách giúp tế bào hấp thu nước nhanh và hiệu quả.
+ Nồng độ phù hợp cho da: Chỉ nên lựa chọn AHA ở nồng độ từ 5-10% và có độ pH vào khoảng 3-4 là tốt nhất.
+ Nguồn gốc của BHA: Là viết tắt của Beta Hydroxy Acid. Đại diện tiêu biểu là Salicylic acid – có thể hòa tan trong lipid (dầu và chất béo). Là dạng acid gốc dầu với sản phẩm thông dụng nhất có mặt trên thị trường mà bạn vẫn hay dùng đó là Salicylic Acid được chiếc xuất từ vỏ cây liễu.
+ Loại da phù hợp: Có khả năng tan trong dầu nên sẽ phù hợp hơn với những người da dầu, có lỗ chân lông to, da gặp các vấn đề về mụn (mụn đầu đen, mụn bọc, mụn trứng cá thông thường…), các loại sẹo mụn và da nhạy cảm.
+ Công dụng chính: Nhờ đặc tính gốc dầu nên BHA có thể thẩm thấu qua lỗ chân lông chứa đầy các bã nhờn từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn gây nên mụn, đồng thời kiểm soát lượng dầu thừa. BHA hoạt động khá nhẹ nhàng, nếu bạn có một làn da nhạy cảm, dễ kích ứng thì BHA là lựa chọn tối ưu. Ngoài loại bỏ tế bào chết, BHA còn có chức năng kháng viêm, giảm sưng nên có thể cải thiện tình trạng mụn một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn sẽ không phải lo lắng những vết thâm sạm đỏ do mụn để lại và chắc chắn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt sau 3-6 tuần sử dụng.
+ Nồng độ phù hợp cho da: Nồng độ BHA phù hợp nhất cho da từ 1-2% và có độ pH vào khoảng 3-4
+ Nguồn gốc của LHA: Là tên viết tắt của Beta Lipo Hydroxy Acid được xem là thế hệ mới của BHA. LHA không phổ biến nhiều như AHA và BHA.
+ Loại da phù hợp: Sẽ thích hợp với làn da có các vấn đề về mụn nhẹ và vừa bao gồm cả mụn không viêm và mụn viêm (ở mức độ nhẹ).
+ Công dụng chính: Giống với BHA, LHA có thể tan được trong dầu và hoạt động sâu trong lỗ chân lông do đó đào thải tế bào chết, đẩy nhân mụn và dầu thừa ra khỏi lỗ chân lông hiệu quả. LHA tan trong dầu tốt hơn BHA cho nên nó ở lại sâu hơn trong lớp biểu bì da, khiến khả năng thẩm thấu của LHA kém hơn. Tuy nhiên đây là 1 điểm có lợi bởi khả năng thấm thấu vừa phải của LHA sẽ không gây kích ứng cho da.
+ Nồng độ phù hợp cho da: LHA hoạt động ở độ pH 5.5 – độ pH ngang bằng với độ pH của da bình thường cho nên LHA an toàn và ít gây kích ứng nhất trong tất cả các axit.
+ Nguồn gốc của PHA: Tên đầy đủ là Poly Hydroxy Acid gồm gluconolactone, galactose và lactobionic được xem là thế hệ mới của AHA. PHA cũng không phổ biến nhiều như 3 loại kể trên.
+ Loại da phù hợp: Đây là 1 lựa chọn tối ưu với những nàng có làn da khô nhạy cảm và mụn nhẹ bởi nó có tính cấp ẩm cao.
+ Công dụng chính: PHA vẫn mang đặc tính làm sạch da chết nhưng hoàn hảo hơn cho da nhạy cảm và thiếu ẩm. Song, tác dụng tẩy tế bào chết và giải quyết các vấn đề da (ví dụ như mụn) của PHA sẽ không rõ rệt và nhanh chóng như AHA hay BHA.
+ Nồng độ phù hợp cho da: vì rất dịu nhẹ nên các sản phẩm chứa PHA có thể được sử dụng hàng ngày, tuy nhiên, vẫn cần lưu ý đến nồng độ.
Nếu bạn bị mụn trứng cá nhẹ, mụn không viêm như mụn cám, mụn đầu đen thì bạn có thể tẩy da chết 1-2 lần/tuần. Đối với da thường, da nhờn, da hỗn hợp mụn nhẹ nên sử dụng 1 lần/ tuần.
Trường hợp da đang bị mụn quá nặng kèm theo vết thương hở do nặn mụn thì không nên tẩy da chết vì sẽ làm tổn thương da. Hãy chờ sau khi đã đỡ mụn rồi mới tẩy da chết định kỳ từ 1-2 lần tùy theo tình trạng da lúc ấy mà điều chỉnh liều lượng.
Nên dùng nước hoa hồng và kem dưỡng ẩm dành riêng cho da mụn để cân bằng độ pH cũng như làm se khít lỗ chân lông và duy trì độ ẩm cần thiết cho làn da sau khi tẩy da chết.
Khi sử dụng các loại tẩy tế bào chết hóa học bạn đều phải sử dụng kem chống nắng vì các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học đều chứa thành phần Acid sẽ làm da nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời.
Tóm gọn lại: Nếu bạn sở hữu một làn da dầu đang bị các tổn thương do mụn viêm, mụn ẩn hay mụn trứng cá thì BHA hoặc LHA là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn. Còn nếu đang bị khô da, nổi sần sùi, mụn đầu đen, đầu trắng hoặc đang gặp những tổn thương do ánh nắng mặt trời thì sản phẩm chứa AHA, PHA là một sự lựa chọn vô cùng hợp lý. Hãy quan sát nồng độ và những thành phần trong mỹ phẩm thật kỹ trước khi quyết định mua hàng và nếu bạn vẫn còn nhiều trăn trở có thể trực tiếp liên hệ BOSHOP để tâm tình nhé!
Chuyên trang mỹ phẩm, chăm sóc da, làm đẹp đến từ nhà Boshop. Tất tần tật mọi chủ đề đều có tại đây. Subscribe để nhận được những bài viết mới nhất nhé