Phụ nữ có thai & cho con bú có nên skincare?
Là phụ nữ, ai cũng muốn mình luôn xinh đẹp và rạng rỡ, dù ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Thế nhưng, khi thực hiện thiên chức làm mẹ, cơ thể người phụ nữ lại có nhiều thay đổi từ bên trong do nội tiết tố, từ đó làm ảnh hưởng đến diện mạo và làn da. Trong khi đó, giai đoạn mang thai và cho con bú lại vô cùng nhạy cảm, khiến người mẹ khó có thể sử dụng các sản phẩm skincare như thông thường.
Giai đoạn mang thai và cho con bú lại vô cùng nhạy cảm, khiến người mẹ khó có thể sử dụng các sản phẩm skincare như thông thường.
Ở bài viết này, Boshop sẽ đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề sử dụng mỹ phẩm ở phụ nữ mang thai và cho con bú, bao gồm cả những điều mẹ bầu cần lưu ý/cần tránh khi muốn skincare trong thai kỳ, cũng như hướng dẫn quy trình chăm sóc da đúng cách với những sản phẩm phù hợp, an toàn nhất có thể.
1. Những thay đổi trong quá trình mang thai
Bạn cần nhớ rằng, mang thai không đồng nghĩa với việc người phụ nữ đang bị ốm. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ lại phải trải qua hàng loạt những biến đổi sinh lý ở nhiều mức độ khác nhau.
- Tăng trọng lượng cơ thể và lượng chất lỏng trong cơ thể: Thay đổi tỷ lệ thể tích / diện tích bề mặt và xuất hiện các vết rạn da
- Giãn mạch, tăng lưu lượng tim và tưới máu ngoại vi: Hấp thụ các chất qua da nhiều hơn và các thay đổi thành mạch (giãn tĩnh mạch)
- Tăng estrogen và relaxin: Ảnh hưởng đến sản xuất và cân bằng các tế bào sợi da, da có xu hướng khô hơn và nhạy cảm hơn
- Tăng hoạt động các tuyến bã nhờn và tuyến nội tiết: Tăng tiết mồ hôi, thay đổi thành phần lớp biểu bì, có thể xuất hiện mụn (phổ biến ở 3 tháng cuối)
- Tăng alpha-MSH, oestrogen and progesterone: Những vùng da có đốm sắc tố trở nên tối hơn bình thường. Bên canh đó da nhạy cảm hơn trước sự xuất hiện của mụn
- Sự phát triển của bào thai có tính chất bán dị sinh: Sự thay đổi của hệ thống miễn dịch
- Thay đổi hoạt động trao đổi chất của các enzym giải độc: Khả năng chuyển hóa của các phân tử giảm đi
2. Chăm sóc da cho phụ nữ mang thai và những điều cần lưu ý
Trong xã hội hiện đại, khi độ tuổi có thai của phụ nữ ngày càng trễ hơn, cùng với mối quan tâm ngày càng cao về dưỡng da, dẫn đến việc có rất nhiều phụ nữ vẫn sử dụng đầy đủ quy trình chăm sóc da ngay cả khi họ quyết định làm mẹ. Mặc dù khi mang thai, điều quan trọng chính là em bé sắp chào đời, thế nhưng người phụ nữ vẫn muốn được chăm sóc cho bản thân theo cách an toàn nhất có thể.
Mặc dù khi mang thai, điều quan trọng chính là em bé sắp chào đời, thế nhưng người phụ nữ vẫn muốn được chăm sóc cho bản thân theo cách an toàn nhất có thể.
Trong trường hợp bạn muốn thực hiện các phương pháp điều trị y tế - thẩm mỹ như laser, lăn kim, peel da..., cách an toàn nhất chính là đợi đến khi kết thúc giai đoạn mang thai / cho con bú. Tuy nhiên, đối với mỹ phẩm chăm sóc da tại nhà - đặc tính an toàn cao và chỉ tác động cục bộ lên lớp biểu bì da, việc sử dụng chúng là hoàn toàn được cho phép. Mặc dù vậy, có một số thành phần không được khuyến khích sử dụng khi mang thai và cho bú. Sau đây là những chất phổ biến không nên dùng khi mang thai và cho con bú:
1. Retinoids
Retinol còn được biết với tên khác là retin-A hay retinyl palmitate, chất này là một dạng của vitamin A. Sự thật rằng một lượng vừa đủ chất này rất cần thiết cho sự phát triển của phôi thai. Hơn nữa, retinol là một “trợ thủ đắc lực” để bảo vệ làn da khỏi vấn đề lão hóa. Tuy vậy, mẹ bầu vẫn phải cần tránh xa thành phần này.
Retinol là một “trợ thủ đắc lực” để bảo vệ làn da khỏi vấn đề lão hóa, tuy nhiên mẹ bầu vẫn phải cần tránh xa thành phần này.
Một nghiên cứu được tiến hành đã cho thấy mối quan hệ giữa việc hấp thụ quá nhiều vitamin này với dị dạng phần đầu, tim, cột sống và não của thai nhi. Mẹ nên chuyển sang dùng loại kem dưỡng có chứa vitamin C hay đậu nành để an toàn hơn.
2. Axit salicylic (BHA)
Trong các loại mỹ phẩm như: serum, kem dưỡng, kem trị mụn,…đều có chứa thành phần là BHA. Nếu như mẹ bầu thường xuyên sử dụng sản phẩm có chứa chất này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi như là có thể gây dị tật bẩm sinh hay chảy máu sau thai kỳ.
3. AHA
Bà bầu có thể sử dụng AHA (Glycolic Acid, Lactic Acid, Malic Acid) ở nồng độ thấp là từ 8% trở xuống trong quá trình dưỡng da mỗi ngày. Bên cạnh đó, bà bầu cũng tránh sử dụng các loại chemical peel AHA nồng độ cao để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai nhi.
4. Benzoyl Peroxide
Khi mang thai một số mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng nổi mụn vì thế các mẹ hay sử dụng thuốc trị mụn. Tuy nhiên đa số sản phẩm trị mụn thường có chất Benzoyl Peroxide làm thành phần. Đây cũng là một thành phần mỹ phẩm bà bầu cần tránh vì chất này có khả năng thẩm thấu sâu vào trong các tế bào máu của mẹ nên sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thai nhi.
Benzoyl Peroxide là một thành phần mỹ phẩm bà bầu cần tránh vì chất này có khả năng thẩm thấu sâu vào trong các tế bào máu của mẹ nên sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thai nhi.
5. Hydroquinone
Hydroquinone có tác dụng làm trắng và sáng da rất nhanh. Tuy nhiên đây cũng là một trong các chất trong mỹ phẩm bà bầu cần tránh. Bởi vì các sản phẩm có chứa chất Hydroquinone nên thẩm thấu rất nhanh vào máu và đi qua đường dây rốn vào thai nhi nên rất nguy hiểm.
6. Muối nhôm (Aluminum chloride hexahydrate)
Muối nhôm thường xuất hiện ở các loại lăn khử mùi. Vì thế đây cũng là một thành phần trong mỹ phẩm bà bầu cần tránh, bà bầu không nên sử dụng các sản phẩm có chất này để tránh gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
bà bầu cần tránh, bà bầu không nên sử dụng các sản phẩm có muối nhôm có trog lăn khử mùi để tránh gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
7. Tinh dầu (essential oils)
Tinh dầu là nhóm chất dễ bay hơi, có tính hấp thụ và hoạt động cao. Nhìn chung, việc sử dụng tinh dầu được chống chỉ định trong ba tháng đầu của thai kỳ.
- Một số tinh dầu hoàn toàn không được phép dùng trong suốt thai kỳ do nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng có thể kể đến như: Menthol (thành phần chính trong tinh dầu Bạc Hà), Camphor (Long Não), Oregano (Kinh Giới) và Sage (Xô Thơm).
- Một số tinh dầu an toàn hơn, có thể được sử dụng từ tháng thứ tư của thai kỳ như: Bergamot, Cardamom (Thảo Quả), Lemon (Chanh), Juniper (Cây Bách Xù), Lavender angustifolia (Hoa Oải Hương), Mastic, Mandravasarotra, Marjoram (Kinh Giới), Matricaria (Hoa Cúc), Myrtle, Orange Blossom (Hoa Cam), Thujone (Ngải Cứu), Thyme (Xạ Hương), Lemon verbena (Cỏ Roi Ngựa Chanh). Hãy lưu ý rằng, những tinh dầu này chỉ nên được sử dụng trên một vùng da cụ thể (không thoa diện rộng) và không nên dùng thường xuyên. Bạn cũng cần quan tâm đến các phân loại khác nhau của tinh dầu, ví dụ: Mint arvensis (Bạc Hà Á) có thể dùng trong một vài trường hợp nhưng Peppermint (Bạc Hà Âu) luôn là chống chỉ định.
Mẹ bầu có thể sử dụng tinh dầu Mint arvensis (Bạc Hà Á) trong một vài trường hợp nhưng Peppermint (Bạc Hà Âu) luôn là chống chỉ định.
8. Thành phần làm giảm đốm sắc tố (Depigmenting)
Tăng sắc tố và nám da là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ. Nám da khi mang thai là hiện tượng phổ biến, với sự xuất hiện của các đốm nâu và tình trạng da tối sạm, xỉn màu. Hiện tượng nám da này còn được gọi là mặt nạ thai kỳ, bởi chúng thường xuất hiện xung quanh môi, mũi, gò má, trán của thai phụ - giống với hình dạng của một chiếc mặt nạ.
Tăng sắc tố và nám da là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ.
Hiện nay, có nhiều thành phần giúp điều trị và làm giảm đốm sắc tố, nổi bật trong số đó là retinoids. Retinoids là các dẫn xuất của Vitamin A, trong đó bao gồm: isotretinoin, retinoic acid (tretinoin), retinol, retinyl palmitate... không chỉ có công dụng chống lão hoá vượt trội mà còn giúp cải thiện đốm nâu, thâm nám & tình trạng da không đều màu. Tuy nhiên, Vitamin A lại là thành phần chống chỉ định trong thai kỳ vì nguy cơ gây quái thai (dị tật thai nhi). Trong trường hợp sử dụng những hoạt chất thế hệ mới có khả năng giảm sắc tố, cần có các nghiên cứu để chứng minh độ an toàn cho phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại acid như Glycolic Acid, Kojic Acid, Salicylic Acid không bị chống chỉ định trong thai kỳ nhưng vẫn cần được được sử dụng một cách thận trọng, chỉ dùng khi thật sự cần thiết và dùng trong thời gian ngắn. Nguyên nhân nằm ở khả năng gây kích ứng cao, thậm chí có thể gây tăng sắc tố hoặc quá mẫn cảm. Do vậy, cách tốt nhất là tránh sử dụng chúng trong thời gian mang thai và cho con bú.
9. Chất bảo quản parabens (ở dạng axit)
Parabens là chất bảo quản thông dụng và phổ biến nhất trong mỹ phẩm. Mặc dù nhiều loại paraben đã qua phê duyệt trên thị trường hiện nay đều đã được xem xét rộng rãi và chứng minh về độ an toàn với phần lớn người tiêu dùng, nhưng việc sử dụng các dạng paraben không ion (không phải dạng muối) cho phụ nữ mang thai đều không được khuyến khích. Các chuỗi không-ion ngắn có thể tích tụ trong lượng mỡ thừa của người mẹ và đột ngột được giải phóng một cách mất kiểm soát trong tam cá nguyệt thứ ba (tuần thứ 28 đến 42 của thai kỳ). Tại thời điểm đó, xác suất xảy ra rối loạn nội tiết tăng lên và có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai cũng như thai nhi. Bên cạnh đó, mỹ phẩm không phải nguồn duy nhất có paraben, ngoài ra còn có một số nguồn khác không thể tránh khỏi (dược phẩm, thực phẩm, hoá chất tẩy rửa) nên điều quan trọng là hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng nếu có thể.
Việc sử dụng các dạng paraben không ion (không phải dạng muối) cho phụ nữ mang thai đều không được khuyến khích.
4. Các chất khác
- Caffeine: có mặt trong kem chống cellulite (hiện tượng da sần vỏ cam) và một số loại kem dưỡng mắt. Thành phần này có khả năng hấp thụ và vượt qua hàng rào nhau thai, do đó, việc tiếp xúc nhiều có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, kể cả khi bạn chỉ thoa ngoài da.
- Antiandrogens: có mặt trong các sản phẩm trị rụng tóc. Trong các sản phẩm có chứa cồn, sự hấp thụ antiandrogens có thể được gia tăng, và với kích thước phân tử nhỏ, chúng có thể vượt qua hàng rào nhau thai để gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc sự phát triển bình thường của thai kỳ.
- Phân tử nano: với kích thước phân tử nhỏ, các phân tử nano có khả năng thâm nhập sâu hơn vào da so với các phân tử thông thường, vì vậy việc sử dụng các sản phẩm có thành phần nano kích thước <600Da là không được khuyến nghị.
- Dầu Neem: có chứa triterpenes ức chế sự phát triển và sinh sản, do đó có nguy cơ gây sinh non và không nên dùng cho phụ nữ có thai.
- Các hoạt chất hóa học tổng hợp công nghệ cao hoặc ứng dụng cơ chế hoạt động mới: thường không có đủ dữ liệu để đánh giá mức độ an toàn về lâu dài của những hoạt chất này. Vì vậy, chỉ những hoạt chất được nghiên cứu cụ thể trên phụ nữ mang thai và cho con bú, được chứng minh về độ an toàn mới được khuyên dùng.
- Các loại thực phẩm chức năng đường uống: có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể từ trong ra ngoài. Do đó, trước khi uống bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra thành phần và liều lượng của từng thành phần, trong từng trường hợp cụ thể sẽ được đưa ra lời khuyên phù hợp.
3. Quy trình chăm sóc da dành cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
Trong thai kỳ, chúng tôi khuyến nghị bạn chỉ nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da tại nhà với các thành phần cổ điển, chiết xuất tự nhiên, được nhiều người sử dụng nhất và dựa trên các dữ liệu phổ biến về độ an toàn.
Trong thai kỳ, chúng tôi khuyến nghị bạn chỉ nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da tại nhà với các thành phần cổ điển, chiết xuất tự nhiên, được nhiều người sử dụng nhất và dựa trên các dữ liệu phổ biến về độ an toàn
Về cơ bản, quy trình skincare dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú sẽ bao gồm 4 bước chính: làm sạch - toner/ cân bằng da - tinh chất - chống nắng. Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm đặc trị nhẹ nhàng vừa phải, phù hợp cho giai đoạn nhạy cảm này. Bạn có thể tham khảo gợi ý từ Boshop dưới đây:
1. Làm sạch da
Hằng ngày, mẹ bầu nên làm sạch da 2 bước (double cleansing) với nước tẩy trang Bioderma Sensibio H2O Solution Micellaire và gel rửa mặt Bioderma Créaline Gel Moussant. Bộ đôi này sẽ giúp hút sạch tạp chất, dầu thừa và cặn trang điểm ra khỏi lỗ chân lông, trả lại bề mặt da sạch thoáng, mịn màng và tươi mát nhưng không hề gây khô căng hay nhờn rít.
Bộ đôi này sẽ giúp hút sạch tạp chất, dầu thừa và cặn trang điểm ra khỏi lỗ chân lông, trả lại bề mặt da sạch thoáng, mịn màng và tươi mát nhưng không hề gây khô căng hay nhờn rít.
2. Toner/ Cân bằng da
Toner là sản phẩm giúp cân bằng pH da, làm sạch da và dưỡng ẩm. Ngoài ra một số loại toner có công dụng tẩy tế bào chết, se khít lỗ chân lông và làm sáng da. Mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần lành tính, an toàn:
- Toner chiết xuất diếp cá làm dịu, dưỡng da Anua Heartleaf 77% Soothing Tone chứa đến 77% chiết xuất cây diếp cá cùng 11 thành phần từ các loại thực vật và thảo dược được chứng nhận an toàn số 1 bởi EWG mang đến 3 chức năng: dịu da, cấp ẩm và thanh lọc da một cách dịu nhẹ. Thêm vào thành phần tái tạo tế bào có Pathenol (pro vitamin B5) có tác dụng tăng khả năng tái tạo tế bào một cách rất hiệu quả.
Anua Heartleaf 77% Soothing Tone chứa đến 77% chiết xuất cây diếp cá cùng 11 thành phần từ các loại thực vật và thảo dược được chứng nhận an toàn số 1 bởi EWG mang đến 3 chức năng: dịu da, cấp ẩm và thanh lọc da một cách dịu nhẹ
- Toner hoa cúc Kiehl’s Calendula Herbal Extract Alcohol Free là nước hoa hồng cao cấp của hãng Kiehl’s với chiết xuất từ thành phần hoa cúc và các thành phần thảo dược thiên nhiên quý hiếm. Nước hoa hồng hoa cúc Kiehl's giúp cân bằng độ PH của da, sẽ là sự lựa chọn lý tưởng, giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn còn sót lại trên da đồng thời dưỡng ẩm sâu, giúp da căng mọng, ẩm mượt và mịn màng.
Nước hoa hồng hoa cúc Kiehl's giúp cân bằng độ PH của da, sẽ là sự lựa chọn lý tưởng, giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn còn sót lại trên da đồng thời dưỡng ẩm sâu, giúp da căng mọng, ẩm mượt và mịn màng
3. Tinh chất
Những hoạt chất mà mẹ bầu có thể sử dụng trong đó phải kể đến Vitamin C và Niacinamide, 2 hoạt chất này sẽ giúp dưỡng ẩm chuyên sâu và cải thiện tình trạng da khô thô ráp, hỗ trợ dưỡng sáng và làm đều màu da, góp phần củng cố cấu trúc da săn chắc hơn, ngăn ngừa xuất hiện các dấu hiệu lão hoá. Bên cạnh đó, đối với những mẹ có làn da khô ráp thì bạn cũng có thể kết hợp cùng với hoạt chất dưỡng ẩm như Hyaluronic acid, Vitamin B5...
- Caryophy Skin Repair Serum với thành phần chính với thành phần nổi bật chứa Guaiazulene có màu xanh đặc trưng chiết xuất từ hoa cúc giúp phục hồi làn da bị tổn thương cũng như bổ sung đầy đủ độ ẩm và làm dịu da hiệu quả mang lại làn da khỏe mạnh, căng mịn, săn chắc. Chiết xuất rau má, rau sam chống viêm, kháng khuẩn, chống ngứa, nhẹ nhàng sát khuẩn và thanh lọc cho làn da giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành da bị tổn thương. HA với hàm lượng cao 1500ppm, giúp lưu trữ nước và cung cấp độ ẩm sâu.
Caryophy Skin Repair Serum giúp phục hồi làn da bị tổn thương cũng như bổ sung đầy đủ độ ẩm và làm dịu da hiệu quả mang lại làn da khỏe mạnh, căng mịn, săn chắc.
- Torriden Dive-In Low Molecular Hyaluronic Acid Serum với 5 loại phân tử Hyaluronic Acid trọng lượng phân tử thấp giúp làm dịu da, cấp ẩm tức thì và tạo màng khoá ẩm bảo vệ da. Đồng thời giúp tăng cường tái tạo da mạnh mẽ, da dần sáng khoẻ từ bên trong, lúc nào cũng căng mọng ngậm nước. Bổ sung Ceramide NP, B5 có tác dụng dưỡng ẩm, củng cố hàng rào bảo vệ da, kích thích tăng sinh tế bào, làm mờ và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. Allantoin và Betaine có trong serum làm dịu cấp ẩm Torriden còn giúp tăng cường dưỡng ẩm, làm mềm da, kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn và các bệnh ngoài da và chống oxy hóa tối ưu.
Torriden Dive-In Low Molecular Hyaluronic Acid Serum với 5 loại phân tử Hyaluronic Acid trọng lượng phân tử thấp giúp làm dịu da, cấp ẩm tức thì và tạo màng khoá ẩm bảo vệ da.
- Caryophy Glass Skin Serum chứa Niacinamide với nồng độ 4.9% cải thiện tông da và các vấn đề về da như thâm sạm, tàn nhang,... Đồng thời, Niacinamide còn giúp làm dịu làn da kích ứng, dưỡng ẩm và kiềm dầu và củng cố hàng rào bảo vệ da, thúc đẩy tái tạo làn da mới. Trong chiết xuất hoa cúc Châu Âu giàu vitamin C, E và nhiều dưỡng chất với công dụng giải quyết các vấn đề về da xỉn bằng cách làm chậm quá trình tổng hợp sắc tố và cải thiện độ sáng, làm mờ vết thâm sạm, đồi mồi, nám và tàn nhang.
Caryophy Glass Skin Serum chứa Niacinamide với nồng độ 4.9% cải thiện tông da và các vấn đề về da như thâm sạm, tàn nhang,...
4. Chống nắng
Trong thai kỳ, mẹ bầu nên lựa chọn kem chống nắng sử dụng màng lọc khoáng chất (thuần vật lý) như Zinc Oxide, Titanium Oxide. Các chất này nằm trên bề mặt da và hoạt động với cơ chế hình thành màng chắn phản chiếu tia UV từ ánh nắng mặt trời, hoàn toàn không thẩm thấu sâu xuống bên dưới da, do đó an toàn và dịu nhẹ trong thai kỳ, ít gây kích ứng hay khiến da nhạy cảm hơn. Gợi ý những dòng kem chống nắng mà "Mẹ bầu" có thể sử dụng được:
- Kem chống nắng Skin1004 Madagascar Centella Air-Fit Suncream Plus SPF50+ PA++++ với thành phần chống nắng thuần 100% vật lý gồm 2 màng lọc chống nắng là Zinc Oxide và Titanium Dioxide là 2 màng lọc chống nắng lành tính, tạo lớp màng chắn trên da để phản xạ lại tia UVA và UVB ngay tức thì mà không gây kích ứng. 38.5% chiết xuất rau má giúp tăng cường dưỡng ẩm, phục hồi, làm dịu và kháng viêm mạnh mẽ. Phù hợp cho mọi loại da, đặc biệt là da dầu mụn. Kết hợp cùng Niacinamide, Sodium Hyaluronate, Vitamin E cùng những thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như tinh dầu hoa hồng, hoa hướng dương, hoa mỏ hạc, chiết xuất cacao và rễ cây hoàng liên chứa nhiều dưỡng chất cấp ẩm cho da, dưỡng da chuyên sâu đồng thời chống oxy hóa và kích thích tái tạo tế bào da.
Skin1004 Madagascar Centella Air-Fit Suncream Plus với thành phần chống nắng thuần 100% vật lý lành tính, tạo lớp màng chắn trên da để phản xạ lại tia UVA và UVB ngay tức thì mà không gây kích ứng.
- Kem chống nắng Make P:rem UV Defense Me.No Sebum Sun Cream SPF50+ với thành phần chống nắng vô cơ Zinc Oxide quang phổ rộng bảo vệ da trước tác động của tia UVA, UVB. Vitamin B9 công nghệ lên men vi sinh vật và các thành phần có nguồn gốc từ thực vật giúp kiểm soát bã nhờn hiệu quả. Ngoải ra còn chứa chiết xuất hoa anh thảo cung cấp dưỡng chất, chiết xuất rễ cây du cải thiện kết câu da và chiết xuất lá thông phục hồi sức sống cho da.
Kem chống nắng Make P:rem UV Defense Me.No Sebum Sun Cream SPF50+ với thành phần chống nắng vô cơ Zinc Oxide quang phổ rộng bảo vệ da trước tác động của tia UVA, UVB.
4. Chế độ ăn uống, sinh hoạt trong thai kỳ
Ngoài việc chăm sóc da đúng cách thì bạn cũng nên có một chế độ ăn uống đa dạng và giúp làm đẹp cho làn da. Những điều cần lưu ý:
- Uống 2-3 lít nước/ ngày, bổ sung các loại nước ép trái cây có thành phần dưỡng da như vitamin C, vitamin A, …
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây
- Bổ sung các loại rau củ giúp hấp thu đầy đủ khoáng chất và vitamin cho cơ thể
- Hạn chế uống trà, cà phê, bia, rượu
- Hạn chế thức khuya
- Tránh nắng, mang khẩu trang và che chắn kỹ khi ra nắng vì làn da của bạn đang rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Ngoài việc chăm sóc da đúng cách thì bạn cũng nên có một chế độ ăn uống đa dạng và giúp làm đẹp cho làn da.