Cũng như da nhạy cảm, da khô có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể chứ không riêng vùng mặt. Đây là thuật ngữ dùng để miêu tả hiện trạng da sản sinh quá ít dầu so với bình thường, da khô có tất cả 3 cấp bậc như sau:
+ Cấp độ 1
Không quá rõ ràng, da khô cấp độ 1 chỉ có biểu hiện dừng lại ở mức da có vẻ hơi căng, sần sùi, không trơn mướt, kém đàn hồi. Tại một số vị trí, màu da sẽ có sự chênh lệch, hơi xỉn và tối màu. Nhưng những biểu hiện này tương đối không rõ rệt và khó nhận thấy.
+ Cấp độ 2:
Ở cấp độ này nếu không được phát hiện và điều trị, da sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa sớm, như: khô, tróc vảy, bong từng mảng, đốm màu, bề mặt căng rõ rệt, sần sùi và thậm chí còn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
+ Cấp độ 3
Được xem là cấp độ nặng nề nhất trong nhóm da khô, nhưng đáng mừng ở chỗ mức độ này chỉ thường xuất hiện tại các vị trí trên cơ thể như: gót chân, đầu gối, khuỷu tay, … trừ mặt.
Biểu hiện rõ rệt nhất chính là sự xuất hiện của các mảng sần sùi, sẫm màu, nứt nẻ, chảy máu, đóng vảy, nhiều vết chai và cảm giác ngứa ngáy như kiến bò.
Da siêu khô là tình trạng thường xuất hiện ở người già hoặc những cá nhân có thói quen kiêng cử nước hoặc quên dưỡng ẩm da thường xuyên.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da khô có rất nhiều, nó có thể bắt nguồn từ các yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh, có thể kể đến như:
+ Bề mặt da có sự thiếu hụt các chất hút ẩm (giữ nước) gọi tắt là MNFs – nhân tố giữ ẩm tự nhiên, gây ra sự thất thoát và bốc hơi nước khiến da trở nên khô hơn.
+ Do viêm da cơ địa hoặc bẩm sinh.
+ Tuổi tác.
+ Ảnh hưởng tác dụng phụ của những loại thuốc về các bệnh liên quan đến quá trình trao đổi chất như: tiểu đường, thận, huyết áp, xạn trị, …
+ Da bị mất nước do đổ quá nhiều mồ hôi.
+ Hậu quả sau khi bị dị ứng, vảy nến nhưng không được điều trị kịp thời và dứt điểm.
+ Thời tiết khắc nghiệt và thay đổi thất thường: khô – lạnh, nóng – ẩm.
+ Tia UV, khói bụi tác động trực tiếp lên mọi vùng da.
+ Phương pháp chăm sóc da không đúng cách, điển hình là việc lựa chọn sản phẩm skincare không phù hợp hoặc tùy ý.
+ Tắm gội thường xuyên bằng nước nóng làm mất đi các lipid – lớp màng bảo vệ da.
+ Chế độ ăn uống bất hợp lý.
Như những gì đã trình bày trên đây, chắc hẳn bạn cũng cảm thấy việc điều trị mụn cho da khô không còn là một hành động dễ thực hiện nữa đúng không? Nó cũng khó và cần nhiều “kỹ thuật” không khác với da nhạy cảm là mấy. Do đó, bạn nhất định không được bỏ sót bất cứ nội dung nào trong phần này nhé! Cùng Bo shop tìm hiểu ngay thôi!
Làm sạch da khô bị mụn
Đối với da khô bị mụn bước làm sạch da mặt đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nếu không cẩn thận, nhất là khi sử dụng sản phẩm không phù hợp có thể làm cho tình trạng khô da lẫn mụn càng thêm trầm trọng, góp phần làm xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm hơn dự định.
Bạn có thể tham khảo một vài sản phẩm làm sạch da có thành phần dịu nhẹ không cồn như: Eucerin dermatoClean, Neutrogena, Simple, Thayer …
Lưu ý:
+ Không nên lạm dụng việc rửa mặt quá nhiều lần trong một ngày, đối với da khô mức 1 có thể áp dụng 2 lần/ngày nhưng cấp độ 2 (và 3) chỉ nên thực hiện 1 lần vào mỗi tối để da sạch sẽ.
+ Hạn chế sử dụng nước máy để rửa mặt thay vào đó là sử dụng nước khoáng hoặc đá lạnh.
+ Đối với những trường hợp phải ở lâu trong môi trường điều hòa hoặc máy lạnh bạn có thể tự trang bị cho mình một bình xịt khoáng để hỗ trợ cho da ngay khi thấy chúng bắt đầu khô.
+ Không nên dùng nước ấm, nước nóng để làm sạch da mặt trừ phi bạn vừa mới thực hiện một loại mặt nạ dưỡng da và công thức yêu cầu bạn phải dùng đến nước có nhiệt độ cao.
+ Không nên xối nước thẳng vào vùng da mặt đang mụn để tránh chúng không bị tổn thương nặng thêm.
Giữ ẩm cho da khô bị mụn
Để có thể lý tưởng hóa giai đoạn này, bạn có thể lưu ý đến các loại kem dưỡng ẩm dành cho da khô với các hoạt chất như sau:
+ Nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên Urea và Lactate, giúp cung cấp độ ẩm cho các lớp tế bào da nằm tại bề mặt, phù hợp cho mọi loại da khô kể cả cấp độ 3. Độ đậm đặc tối thiểu được khuyến cáo của Urea là 5%.
+ Phân tử kích thích hệ thống tạo độ ẩm tự nhiên Gluco – glycerol, giúp hỗ trợ chức năng cho các Aquaporins ở các lớp biểu bì bên dưới và cung cấp ẩm cho lớp sừng bên trên.
+ Ceramide – 3 giúp phục hồi và gầy dựng lại hàng rào lipid bảo vệ da tối ưu.
Ngoài ra việc massage mặt với các loại tinh dầu tự nhiên như oliu, dừa hay cọ cũng là một cách để “khắc chế” sự khó chịu của làn da khô khi bị mụn. Với hàm lượng vitamin A, E, C, protein, khoáng chất, các tinh dầu này có thể giúp da mềm mịn và “dễ thở” hơn, giúp nó thoát khỏi tình trạng bứt bí của các loại mụn và thời tiết.
Thêm vào đó việc uống nhiều nước cũng là một cách bổ sung ẩm và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, cho ra một làn da mạnh khỏe, hồng hào, ngăn ngừa mụn hình thành và phát triển.
Để đối phó với thời tiết thất thường nhất là dịp đông trở lạnh hay hè khô oi bức, bạn có thể sử dụng một thau nước mát ngay trong chính phòng mình để căn phòng vừa đủ ẩm.
Sản phẩm đặc trị mụn
Và để có thể trị mụn cho da khô bạn không thể thiếu đi sự có mặt của các loại dược mỹ phẩm đặc trị không benzoy peroxide, hay chứa nhiều thành phần cấp nước để da trở nên dẻo khỏe hơn là một điều không thể thiếu đi được, ví dụ như Neutrogena, La Roche – Posay…
Còn nếu bạn chưa an tâm, hãy đến bác sĩ để được tư vấn tận tình và khoa học nhất nhé!
Ngoài ra, bạn còn cần lưu ý thêm một số điểm như sau:
+ Tránh những chất kích thích, tạo ngọt, thức khuya, tránh căng thẳng, lo âu.
+ Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý nhiều rau xanh không chỉ giúp cơ thể bạn nạp đầy năng lượng, khỏe mạnh mà còn giúp cho da bạn ngày càng mạnh, đàn hồi và bớt “bệnh” hơn.
Hãy kiên trì thực hiện để sở hữu một làn da đẹp và hẹn gặp lại các bạn trong bài viết sau với chủ đề về điều trị da mụn nhé!
Đừng quên cập nhật vào website Boshop.vn để sở hữu cho mình những thông tin hữu ích về làm đẹp nha!
Chuyên trang mỹ phẩm, chăm sóc da, làm đẹp đến từ nhà Boshop. Tất tần tật mọi chủ đề đều có tại đây. Subscribe để nhận được những bài viết mới nhất nhé