Điểm mặt 24 hóa chất độc hại trong mỹ phẩm của bạn (Phần 2)

Đây chính là phần 2 ngay sau phần 1 ngày hôm qua về 24 hóa chất độc hại đang hiện diện trong bảng thành phần “ngỡ đẹp như mơ” trong tủ mỹ phẩm của bạn! Nếu bạn chưa biết gì về những hóa chất tưởng như không có gì lợi hại cũng như cách nhận dạng Paraben, Silicon thì hãy ấn vào đây để theo dõi bài viết.

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Bởi trong nền công nghiệp sản xuất mỹ phẩm và các sản phẩm skincare, không phải lúc nào các nhà sản xuất cũng biết yêu thương khách hàng của mình 100% cả, lợi nhuận và nhiều yếu tố cám dỗ khác có thể khiến họ để vào các sản phẩm của mình một vài hợp chất không mấy thân thiện với da. Do đó, đứng trên khía cạnh là một nhà tiêu dùng thông minh, cùng Bo Shop check nhanh danh sách này nhé!

11) Propylene Glycol

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Trong ngành mỹ phẩm Propylene Glycol (PG hay PEGs) được xem là chất giữ, làm ẩm và chống đông cho các sản phẩm dạng lỏng như kem nền, kem lót, dưỡng thể và kem đánh răng, … Còn trong ngành công nghiệp, PEGs được xem là thành phần chính để sản xuất dầu phanh và các chất lỏng thủy lực. Theo các nghiên cứu MSDS thì việc tiếp xúc trực tiếp giữa Propylene Glycol với da có thể khiến những khu vực này bị kích thích mạnh, nhanh lão hóa, mau bong tróc. Nếu thấm vào cơ thể PG  còn có thể gây nên nhiều bất thường gan và tổn thương thận, xa hơn là đau thắt cơ tim.

Tuy nhiên, đây chỉ là tác hại tất yếu nếu da bạn tiếp xúc với 100% Propylene Glycol, bởi trong mỹ phẩm các nhà sản xuất chỉ sử dụng Propylene Glycol với một liều lượng cực nhỏ nên chỉ khi lạm dụng ta mới thực sự gặp rắc rối. Ký hiệu trên bản thành phần: Propylene Glycol, Propylene Glycols, 1,2-Propanediol.

12) Benzoyl Peroxide

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Benzoyl Peroxide hay còn được biết đến dưới cái tên là BP  đây là một hợp chất chống và diệt mụn vô cùng mạnh mẽ từ nhẹ đến nặng, nó có thể xâm nhập sâu vào lỗ chân lông, phóng thả oxi để diệt tận gốc các loại vi khuẩn gây mụn và “gột rửa” các lớp sừng hóa trên da, mang lại công dụng làm sạch, tẩy tế bào chết, làm thoáng lỗ chân lông, mở đường cho các dưỡng chất khác thẩm thấu vào da từ đó ngăn mụn tái phát. Chưa kể đến BP còn có hiệu quả đẩy mụn rất thần tốc, chỉ với 5 ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả nếu dùng đúng liều lượng.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc dùng sai liều lượng Benzoyl Peroxide sẽ có tác dụng ngược lại, bao gồm những tác hại như: kích thích ung bướu, tạo điều kiện phát triển ung thư, đột biến gen, ảnh hưởng cấu trúc DNA và kích ứng da từ nhẹ đến nặng. Đây là kết quả được chỉ định từ Hiệp hội hóa chất Mỹ.

Do đó, để an toàn bạn hãy bắt đầu sử dụng các sản phẩm trị mụn có nồng độ Benzoyl Peroxide thấp trong khoảng 2.5% sau đó tăng dần lên 5 – 10% sau 1 tháng đã quen tùy tình trạng mụn. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước nhé!

13) Toluene

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Toluene hay còn gọi là metylbenzen hoặc phenylmetan, đây là một chất lỏng trong suốt, không hòa tan nước. Toluene thực chất là hydrocarbon thơm được dùng làm dung môi rộng rãi trong công nghiệp và dễ dàng tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp như sơn móng hoặc thuốc nhuộm. Về độc tính, nếu tiếp xúc với Toluene lâu dài bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người khác, thêm vào đó nó còn có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây buồn nôn, nhức đầu và ảnh hưởng đến thai phụ. Ký hiệu trên bảng thành phần là benzen, Toluen, phenylmethane, methylbenzene.

14) Các hợp chất chiết xuất từ nhau thai người

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Nếu như các sản phẩm từ nhau thai động vật như cừu, hươu, heo rất tốt cho sức khỏe và làn da thì các hợp chất chiết xuất từ nhau thai người (tử hà sa) lại hoàn toàn có tác dụng ngược lại. Trên thực tế, những hợp chất có nguồn gốc từ con người đã được Bộ Y Tế đưa vào lệnh cấm sử dụng trong mỹ phẩm vào hồi tháng 3 – 2015, bởi các độc tính khó lường trước như: sốc phản vệ gây chết người do tiêm trực tiếp vào da, nhiễm siêu vi, tạo ổ ký sinh trùng dưới da và nội tạng, tổn hại hệ thần kinh, nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B, C nếu gặp phải nhau thai không gõ nguồn gốc.

15) Phthalates

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Phthalates là một chất hóa học thường được thêm vào quá trình sản xuất nhựa, sơn nhằm thay đổi cấu trúc vật liệu, trong mỹ phẩm nó góp mặt tương tự như một chất tạo hương nhân tạo tổng hợp. Có thể tìm thấy trong sơn móng tay, nước hoa, keo xịt tóc, … Theo nghiên cứu của Trường Y Tế Cộng đồng Mailman (Đại học Colombia, Mỹ) đăng trên tạp chí Environmental Health Perspectives thì Phthalates có rất nhiều tác hại, bao gồm: dậy thì sớm ở bé gái và tăng nguy cơ ung thư vú về sau, rối loạn kích thích tố sinh dục ở bé trai, dị tật thai nhi và tổn hại gan thận ở người lớn.

Trong Phthalates có rất nhiều nhánh nhỏ và đã bị cấm tại thị trường Mỹ như: BBP, DBP và DEHP hoặc DNOP, DINP và DIDP, riêng tại thị trường Châu Âu danh sách cấm đã được liệt kê tất cả trong một danh sách gọi là REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals).

16) Paraphenylenediamine

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Paraphenylenediamine – hay còn được biết đến với cái tên vắn tắt là PPD, đây là thành phần thường có mặt trong thuốc nhuộm tóc hoặc một chất thay thế henna. Theo các nghiên cứu đã công bố vào tháng Giêng năm 1992 thì việc tiếp xúc trực tiếp thường xuyên giữa da với các sản phẩm chứa Paraphenylenediamine vượt mức định lượng có thể gây ra vô số tác hại như: ung thư hạch non-Hodgkin’s Lymphoma, u xơ đa bào, bạch cầu cấp tính, ung thư bàng quang, hen phế quản, viêm da nhạy cảm, kích ứng họng và nhiều triệu chứng phơi nhiễm liên quan khác.

17) Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES)

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Được tìm thấy trong 90% sản phẩm làm sạch cơ thể như: sữa tắm, dầu gội, nước rửa phụ khoa, kem dưỡng, sữa tắm trẻ em, bọt cạo râu, … Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES) là hai hợp chất tẩy rửa và hoạt chất tạo bọt có mức giá siêu rẻ. Nó đã bị cấm tại Châu Âu và Canada vì có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe, như: kích ứng da, lỡ loét sưng nướu, phá hoại men răng, rụng tóc và viêm da đầu, đục thủy tinh thể và hàng loạt vấn đề về gan thận và mầm móng ung thư.

18) Triclosan

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Triclosan được xem là chất kháng khuẩn được dùng nhiều trong nền công nghệ sản xuất xà phòng, sữa tắm, kem đánh răng, lăn khử mùi và nhiều mặt hàng gia dụng khác. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences thì Triclosan có tác dụng tiêu cực đến một số nội tạng và hoạt động bên trong cơ thể người, cụ thể như sau: gây xơ gan, thúc đẩy phát triển khối u phát triển thần tốc, phá hủy hoocmon, tổn thương tinh trùng, kháng kháng sinh, viêm mũi dị ứng, rối loạn nội tiết tố.

19) Bột Talc

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Talc là loại bột dễ tìm thấy trong mọi sản phẩm tiêu dùng và mỹ phẩm, đây là chất có khả năng hấp thụ cực tốt, bao gồm cả dầu, mùi, ẩm và làm chất bôi trơn. Talc thường được tìm thấy trong các sản phẩm dạng bột mịn như phấn rôm, phấn nền, phấn phủ và phấn mắt. Trong một số hồ sơ pháp y năm 1980, có hơn 80% trẻ em tử vong do hít phải bột phấn chứa Talc, chất bột này còn có thể gây ra một số triệu chứng rối loạn hô hấp, phổi và ung thư.

20) BHA (Butylated Hydroxyanisole) và BHT (Butylated Hydroxytoluene)

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

BHA (Butylated Hydroxyanisole) và BHT (Butylated Hydroxytoluene) là hai chất bảo quản được dùng nhiều trong son môi và kem dưỡng ẩm dưới bản chất là những chất chống oxi hóa tổng hợp. Về lâu dài việc lạm dụng hai hợp chất này chỉ có thể ảnh hưởng đến da gây ra một số dị ứng, viêm nhiễm và rối loạn nội tiết tố. Hiếm có trường hợp nặng đến tử vong, nếu có thì chúng chỉ dừng lại ở việc tạo khối u ung thư mà thôi!

21) Hợp chất kim loại nặng

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Hợp chất kim loại nặng ở đây chính là chì, thủy ngân, kẽm, asen, niken, … đây là những chất được sử dụng với liều lượng cực ít nhằm đảm nhận vai trò khử mùi, sáng da, tẩy trắng và tiết chế mồ hôi. Tuy nhiên, không phải cái gì sử dụng nhiều cũng tốt và hợp chất kim loại nặng chính là một ví dụ điển hình. Sử dụng nhiều và lạm dụng chính là cách để cơ thể hấp thu và tích tụ nhiều kim loại trong người “giúp” cơ thể hình thành và phát sinh các triệu chứng: rối loạn cảm xúc, suy giảm thần kinh chức năng, hệ miễn dịch, nội tiết tố, nhanh lão hóa và kích ứng da nhạy cảm.

22) Retinyl Palmitate, Oxybenzone và Octyl Methoxycinnamate

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Retinyl Palmitate, Oxybenzone và Octyl Methoxycinnamate là những hợp chất thường được sử dụng trong kem chống nắng hóa học với những liều lượng định mức rất rõ ràng. Chúng còn được biết đến với các tên gọi khác như: Avobenzone, Benzophenone-3, Butyl Methoxydibenzoylmethane, Cinoxate, Avobenzone, Homosalate, Methyl Anthranilate, Octocrylene, Octyl Salicyclate, Octyl Methoxycinnamate (Omc), Oxybenzone, Padimate O, Para Amino Benzoic Acid And Paba Esters, Phenylbenzimidazole, Sulisobenzone.

Không phải tự dưng mà các chuyên gia thường khuyên bạn nên chọn sử dụng các loại kem chống nắng tự nhiên. Bởi trên hết nếu sử dụng lâu dài, các hợp chất có trong các loại kem chống nắng hóa học có thể làm da bạn bị kích ứng, dễ gây rối loạn nội tiết tố và tăng độ nhạy cảm da.

23) Bột than đá

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Như tên gọi bột than đá là chất tạo màu thu được trong quá trình đốt cháy than hoàn toàn, thường được biết đến dưới tên gọi như Carbon black, D & C Black No. 2, Acetylene Black, Channel Black, Furnace Black, Lamp Black, And Thermal Black. Đây là loại chất được sử dụng nhiều để tạo ra mascara, eyeliner, phấn mắt, phấn tạo khối. Khác với bột than tre – vốn được xem là “thần dược” dưỡng và chăm sóc da, bột than đá mặc dù có giá thành rẻ hơn nhưng công dụng lại không mấy khả quan, nếu dùng nhiều có thể gây kích thức và tạo nền móng gây ung thư da.

24) Petrolatum Jelly

diem-mat-24-hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham-cua-ban

Petrolatum Jelly hay còn gọi là thạch dầu, đây là một hợp chất có công dụng dưỡng ẩm, làm mềm mịn da đồng thời tạo ra một màng khóa ẩm ngay trên bề mặt. Petrolatum Jelly được sản xuất và hoạt động tương tự dầu khoáng và có tác hại tương đối nhẹ nhàng như dị ứng, viêm da và đột biến gen (trường hợp hiếm). Các ký hiệu quen thuộc trên bảng thành phần là Petrolatum Jelly hoặc Petrolatum.

Vậy là Bo Shop đã điểm mặt xong 24 hóa chất độc hại đang hiện diện trong bảng thành phần “ngỡ đẹp như mơ” trong mớ mỹ phẩm của bạn, Hãy đọc và tìm hiểu kỹ các thành phần có lợi cho bạn để trở thành người tiêu dùng thông minh nhé! Chúc bạn luôn đẹp và tự tin mỗi ngày! Đừng quên theo ấn like và theo dõi Bo Shop mỗi ngày để cập nhật cho mình những Kinh nghiệm làm đẹp hay ho nhé!

Mục lục

    Chuyên mục nổi bật

    Chuyên trang mỹ phẩm, chăm sóc da, làm đẹp đến từ nhà Boshop. Tất tần tật mọi chủ đề đều có tại đây. Subscribe để nhận được những bài viết mới nhất nhé