Trong nền công nghiệp sản xuất mỹ phẩm và các sản phẩm skincare, không phải lúc nào các nhà sản xuất cũng biết yêu thương khách hàng của mình 100% cả, lợi nhuận và nhiều yếu tố cám dỗ khác có thể khiến họ để vào các sản phẩm của mình một vài hợp chất không mấy thân thiện với da. Do đó, đứng trên khía cạnh là một nhà tiêu dùng thông minh, trong bài viết hôm nay Boshop sẽ cập nhật ngay danh sách các chất cấm trong mỹ phẩm đang hiện diện trong bảng thành phần “ngỡ đẹp như mơ” trong tủ mỹ phẩm của bạn, cùng Bo Shop check nhanh nhé!
Điểm mặt 24 các hóa chất bị cấm, độc hại trong mỹ phẩm của bạn (Phần 1)
Coal tar hay còn gọi là Coal tar dyes – đây là nhóm chất nhuộm màu có nguồn gốc từ than đá, nhựa đường phổ biến trong các mỹ phẩm làm đẹp như: thuốc nhuộm tóc, sữa tắm, dầu gội và kem dưỡng da. Chúng thường được xác định dựa vào các chỉ số 5 sắc số CI: PD& C, D&C theo sau là một tên màu và số. Ví dụ: P-phenylenediamine là chất nhuộm được sử dụng nhiều trong thuốc nhuộm tóc, những loại màu nhuộm đậm thường chứa hợp chất độc hại này nhiều hơn các màu nhẹ.
Đây là những ký hiệu trên bảng thành phần sản phẩm của nhóm chất nhuộm này: Coal tar solution, Tar, Coal, Carbo-Cort, Coal Tar Solution, Coal Tar Solution Usp, Crude Coal Tar, Estar, Impervo Tar, Kc 261, Larvitar, Picis Carbonis, Naphtha, High Solvent Naphtha, Naphtha Distillate, Benzin B70, Petroleum Benzin.
Dựa trên các nghiên cứu FDA thì P-phenylenediamine có trong thuốc nhuộm đậm đặc có thể gây ung thư bạch huyết non-Hodgkin’s, ung thư da và gây tổn hại cho các sinh vật dưới nước nếu để chúng tiếp xúc trực tiếp với hợp chất này. Ngoài ra, sự tiếp xúc thường xuyên của Coal tar với da còn khiến cơ thể hấp thu chúng vào cơ thể và dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm độc ảnh hưởng đến tính mạng. Hiện tại Coal tar đã bị cấm sử dụng tại Châu Âu và Canada.
Thường không xuất hiện dưới cái tên gốc nhưng đôi khi bạn sẽ tìm thấy trong sản phẩm của mình một vài thành phần như Dimethicone Cyclomethicone hay Cyclotetrasiloxane và đây chính là những tên gọi khác của Silicone – hóa chất có công dụng làm đều màu, che phủ lỗ chân lông, che khuyết điểm khiến da trông mịn và mượt mà hơn. Đây cũng là lý do nó được sử dụng nhiều trong công nghệ sản xuất kem lót, kem nền, phấn nước, kem che khuyết điểm.
Nếu dùng nhiều Silicone có thể khiến lỗ chân lông bị ứ tắc, tăng bã nhờn, kích ứng và sinh mụn. Nếu vẫn duy trì trong nồng độ mà FDA cho phép thì chất này hoàn toàn không gây ung thư da. Do đó, theo các chuyên gia bạn nên chọn những loại mỹ phẩm có bảng thành phần chứa các nhánh silicone như Dimethicone Cyclomethicone hay Cyclotetrasiloxane ở gần cuối thôi nhé! (bảng thành phần thường được sắp xếp theo liều lượng).
Formaldehyde hay còn được biết đến dưới danh nghĩa là một chất bảo quản chuyên để ướp xác, tẩy uế hoặc giữ thực phẩm tươi lâu hơn. Công thức hóa học của Formaldehyde là H2CO – đây là hợp chất được tạo ra từ sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu chứa cacbon như: cháy rừng, khí thải ô tô, khói thuốc lá, phản ứng giữa ánh sáng mặt trời và oxi với metan và các hợp chất hydrocacbon có trong khí quyển.
Formaldehyde thường có mùi hăng rất khó chịu, chỉ cần hít phải 0,1 mg/kg không khí bạn có thể bị chảy nước mắt, đau đầu, nóng rát cổ họng, khó thở và nặng hơn là nguy hiểm đến tính mạng. Khi Formaldehyde xâm nhập vào cơ thể sẽ lập tức chuyển hóa thành axit formit dẫn đến co thắt hoạt động cơ tim, gây thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt, hôn mê sâu và chết người nếu không được xử lý kịp thời.
Thêm vào đó, dựa trên nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ và IARC thì Formaldehyde chính là chất có khả năng gây ung thư và gây hại trên người. Hiện tại, chất bảo quản này đã bị cấm sử dụng vĩnh viễn tại Châu Âu, Canada, Thụy Điển và Nhật. Tuy nhiên, chất độc hại này vẫn được tìm thấy tại nhiều quốc gia khác, điển hình là trong các sản phẩm như: gel vuốt tóc, sơn móng tay, keo dán mi, sữa tắm cho trẻ em, …
Ký hiệu của Formaldehyde trên bảng thành phần sản phẩm: Formaldehyde, quaternium – 15, DMDM hydantoin, Imidazolidinyl Urea, Diazolidinyl Urea, Polyoxymethylene Urea, Sodium Hydroxymethylglycinate, 2 – Bromo – 2 – Nitropropane – 1,3 – Diol (Bromopol) And Glyoxal.
Mineral oil hay còn được biết đến là dầu khoáng, một loại dầu trong không màu không mùi được điều chế từ dầu mỏ, có công dụng giảm mất nước trên da, làm mềm và dưỡng ẩm cho da, được dùng nhiều để sản xuất lotion, kem dưỡng, thuốc mỡ và mỹ phẩm. Theo nhiều nghiên cứu thì Mineral oil không gây kích ứng da nhiều, nếu dùng đúng liều lượng nó còn giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
Tuy chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh dầu khoáng có thể gây ung thư nhưng sự lạm dụng Mineral oil quá nhiều có thể khiến da bị hầm bí, đổ nhiều dầu, bít tắc lỗ chân lông gây mụn, nhanh lão hóa. Nhưng trên hết nếu bạn biết cách sử dụng và đảm bảo đáp ứng các yêu cầu khi sử dụng hợp chất này thì chúng vẫn tuyệt đối an toàn.
Ký hiệu thành phần: Mineral oil, Paraffinum Liquidum, Paraffin Oil, Cera Microcristallina.
DEA – TEA – MEA là từ viết tắt cho nhóm chất nhũ hóa chuyên dùng để làm mịn và kiểm soát độ pH của các sản phẩm như kem dưỡng, sữa rửa mặt, kem đánh răng, bọt cạo râu, kem nền, là: Diethanolamine (DEA), Triethanolamine (TEA) và MEA (Monoethanolamine).
Theo FDA, DEA – TEA – MEA là chất có xu hướng kích thích việc hình thành các khối u, phơi nhiễm nếu vượt mức an toàn trên 5%. Ngay đây là một số ký hiệu của nhóm chất này trong bảng thành phần: Triethanolamine, Diethanolamine, Dea, Tea, Cocamide Dea, Cocamide Mea, Dea-Cetyl Phosphate, Dea Oleth-3 Phosphate, Lauramide Dea, Linoleamide Mea, Myristamide Dea, Oleamide Dea, Stearamide Mea, Tea-Lauryl Sulfate.
Fragrance Parfum hay còn gọi là hương liệu tổng hợp, có thể dễ dàng tìm thấy trong mọi sản phẩm làm đẹp như: nước hoa, kem dưỡng, toner, son phấn, sữa rửa mặt,… Đây là hợp chất không thể cướp đi mạng sống bạn trong tích tắc nhưng có thể làm khô da, tăng tốc độ lão hóa, dị ứng hoặc rối loại nội tiết tố trong điều kiện dùng nhiều và thường xuyên.
Ký hiệu thành phần: Fragrance, Perfume, Parfum, Essential Oil Blend, Aroma.
Đi không đổi danh, ngồi không đổi họ chính là chất dẫn có khả năng kháng khuẩn, chống nấm được sử dụng để làm chất bảo quản, ngăn khuẩn và phân hủy mang tên Paraben. Nó được dùng nhiều trong các sản phẩm về skincare và mỹ phẩm, theo nhiều cáo buộc hợp chất bảo quản này có tác dụng phụ trực tiếp liên quan đến việc hình thành ung thư, mất cân bằng nội tiết tố và đã được ban lệnh cấm trên toàn Châu Âu và khối ASEAN nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, danh sách Paraben bị cấm chỉ bao gồm 5 cái tên sau: Methylparaben, Butylparaben, Propylparaben, Isobutylparaben, Ethylparaben.
Hạt vi nhựa thường được nhận dạng trong bảng thành phần bằng những cụm từ như: Contains microbeads, with micro abrasives, Polypropylene, Polyethylene. Đây là loại sản phẩm được hình thành từ sự phân hủy của nhựa, về cơ bản nó được làm từ Polyethylene hoặc từ phản ứng nhựa hóa dầu Polypropylene và Polystyrene, nó không mang đến công dụng làm sạch kể cả trên da hay răng.
Xét về thực chất nó được xem là “tử thần” trong âm thầm, với khả năng làm trầy xước, nghẽn lỗ chân lông, hư men răng, suy nhược cơ thể, rối loạn hệ hô hấp, tiêu hóa và hình thành ung thư.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các hạt vi nhựa này trong các loại kem đánh răng, tẩy tế bào chết, sữa tắm dạng hạt, … với các hạt nhỏ li ti tầm 1 – 5mm, tỉ lệ nhiều ít này phụ thuộc tính chất sản phẩm, dù rất đẹp mắt và được giới thiệu với công dụng như mơ nhưng nguy hiểm của nó thì cực kỳ đáng sợ.
Dibutyl Phthalate hay còn gọi là DBP, đây là hợp chất có dạng lỏng như dầu, thường được dùng như một loại dung môi trong công nghệ sản xuất sơn móng tay (bóng và màu), làm tóc, sơn, nội thất và áo mưa.
Theo nghiên cứu của Đại học Colombia (Mỹ) đăng trên Tạp chí Triển Vọng về môi trường và sức khỏe thì việc tiếp xúc với DBP thường xuyên có thể gây những tác hại như sau: gây rối loạn về sự phát triển trí não và hành vi ở trẻ em, tác động não, hormone tuyến giáp gây dị dạng thai nhi, giảm kích thích tố sinh dục nam, ảnh hưởng đến việc phát triển giới tính.
Hydroquinone – được xem là hoạt chất làm trắng da dạng “tẩy nhanh” đã bị cấm vĩnh viễn tại Anh với các cáo buộc là có thể làm hại da, phá hủy khả năng sinh sản và liên quan trực tiếp đến ung thư, cũng như có nguy cơ gây hại đến gan và thận. Tại Châu Âu hợp chất này chỉ còn được sử dụng để sản xuất sơn móng tay với nồng độ tối đa dưới 0,02% và không được xuất hiện trong các sản phẩm dưỡng da và tóc.
Mặc dù khá hiệu quả – nhanh chóng nhưng nếu chưa phải lựa chọn cuối cùng bạn hãy khoan lựa chọn hợp chất còn gây nhiều tranh cãi này, tay thế vào đó bạn có thể cân nhắc xem các hợp chất làm trắng khác như Vitamin C, Arbutin, Azelaic Acid, Retinol Hay Niacinamide nha!
Trên đây chính là 10 hóa chất độc hại đang hiện diện trong bảng thành phần “ngỡ đẹp như mơ” trong mớ mỹ phẩm của bạn, nếu bạn muốn tìm hiểu tiếp hãy đón xem phần 2 của danh sách các chất cấm trong mỹ phẩm! Chúc bạn luôn đẹp và tự tin mỗi ngày!
Chuyên trang mỹ phẩm, chăm sóc da, làm đẹp đến từ nhà Boshop. Tất tần tật mọi chủ đề đều có tại đây. Subscribe để nhận được những bài viết mới nhất nhé